Feeds:
Bài viết
Bình luận

Archive for Tháng Năm, 2010

Hiệu Minh

Hà Nội chúng ta từng có hình vuông, thủ đô nước Mỹ có hình vuông. Hai thành phố cách nhau nửa vòng trái đất. Hà Nội đang mở rộng nên cần tìm hiểu đôi chút xem nước người làm gì để tránh những bài học đắt giá.

Quy hoạch Hà Nội – nẩy ra từ “chân”

Người bạn tôi đang làm cho một tổ chức quốc tế lớn nhằm giúp cải cách cơ cấu tại Việt Nam tâm sự rằng, mỗi khi bàn đến chuyện thay đổi, đối tác nhà ta thường có câu muôn thưở “Việt Nam đã trải qua chiến tranh, điều kiện rất đặc thù và hệ thống của chúng tôi rất đặc biệt”. Đại loại chúng ta khác người nên cái gì cũng khác.

Tư duy đó ăn sâu cả vào những quyết định quan trọng như mở rộng Thủ đô hai năm trước và dự định xây trung tâm hành chính gần đây.

“Đặc thù” ở chỗ là quyết đinh ra trước, cứ mở rộng lên tận Hòa Bình, nuốt Hà Tây, rồi… tính sau. Sau hai năm chưa biết việc mở rộng có hiệu quả kinh tế như thế nào thì mấy hôm nay bỗng rộ lên như nhà quê mổ bò, Ba Vì có nên là trung tâm hành chính quốc gia (?)

Đó là cung cách làm ăn với tư duy nẩy ra từ “chân”- đi tới đâu, nghĩ tới đó, thường được chúng ta nói rất hay là “lấy từ thực tiễn cuộc sống”.

Dân tưởng khi quyết định mở rộng Thủ đô với những lời phát biểu đầy mỹ từ thì đã có kế hoạch đâu là trung tâm hành chính quốc gia. Hóa ra hiện giờ mới mang ra góp ý.

clip_image001
Phố cổ Georgetown – Ảnh Vinh Quang.

Chưa biết những góp ý của dân có đóng vai trò gì hay Quốc hội cần biểu quyết không thì đùng một cái, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn hùng hồn tuyên bố “có thể xây dựng trục Thăng Long ngay từ năm 2011”.

Thế thì mang ra cho dân góp ý làm gì nhỉ? Các nhà hoạch định chính sách nghĩ hộ, làm hộ hết rồi.

Việt Nam có số dân gần 100 triệu thì Thủ đô cũng nên sắp xếp thế nào cho xứng tầm khu vực. Nhưng thực ra, chiều rộng, chiều dài, diện tích hàng ngàn km2, dân “đa dạng từ Mường tới Kinh” của Hà Nội chẳng nói lên sức mạnh của đất nước. Sức mạnh nằm trong thể chế chính trị, sức mạnh mềm, trong đó có văn hóa và kiến trúc.

Thú thật, người viết bài này rất sợ chuyện phong thủy, nhất là đưa “kiến thức mê tín” đó vào xây dựng đất nước hay Thủ đô. Thời đại khoa học tiên tiến của thế kỷ XXI không thể để vận mệnh, điểm huyệt quốc gia, tâm linh hay trục tụ khí cho vài “thầy” phán đại.

Tuy nhiên, “tâm linh hay điểm huyệt” dựa trên số liệu khoa học về đất, nước, lượng mưa, tầng địa chấn để giúp cho xây dựng lại rất cần.

Hãy áp dụng “tụ khí”  sao cho khi người ta nhìn vào đó thấy chính quyền là tinh hoa của dân tộc, không  phải quan trí thấp, quản lý yếu kém, tư duy nhiệm kỳ, ít tham nhũng hay lạm quyền.

Washington DC – thủ đô… vuông

Ai đến Washington DC (gọi tắt là DC) đều cảm thấy thủ đô nước Mỹ bé tý, không xứng tầm với cường quốc số 1 thế giới. So với Hà Nội chúng ta mở rộng đến Hòa Bình, Hà Tây thì DC chỉ bé bằng cụ Rùa đang bơi so với hồ Hoàn Kiếm. Số dân Hà nội “mới” gấp 15 lần DC.

Thủ đô Mỹ không có nhà cao tầng chót vót, nằm giữa hai bang Maryland và Virginia, với nửa triệu người. Vào ngày làm việc, “cán bộ nhà nước” ở hai bang lân cận đổ vào làm việc, DC “thành” hơn một triệu, nhưng chiều tối lại yên tĩnh, không sôi động như bờ Hồ Hà Nội, xe máy phóng như bay, còi inh ỏi.

Tìm hiểu kỹ mới biết, Washington có những quy định rất ngặt nghèo. Điều 1 trong Hiến pháp Hoa Kỳ đã ghi rõ từ năm 1790 rằng thủ đô phải là… hình vuông, mỗi cạnh 10 miles (16km), diện tích là 260km2. Các nhà quản lý thành phố từ thời đó đã đặt những cột bê tông, mỗi mile (1.6km) một cái, để đánh dấu thủ đô… giới, một số cột mốc hiện vẫn còn.

May mà có sông Potomac ngăn với bang Virginia, nếu không, có lẽ đây là thành phố vuông nhất trên thế giới.

Tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson (thời kỳ 1801-1809) luôn mơ ước DC là “Paris của người Mỹ”, nhà xây thấp, tiện lợi, phố rộng và sáng sủa. Quốc hội Mỹ quy định từ năm 1889, trong thủ đô DC không có tòa nhà nào được phép cao vượt nhà Quốc hội (cao 88m).

Mỗi chuyện chiều cao mà Quốc hội Mỹ phải họp rất nhiều lần. Năm 1899, họ đã qui định chiều cao các tòa nhà không quá 34 m. Nhưng năm 1910, các ông nghị thay đổi, cho phép xây nhà cao bằng chiều rộng của mặt phố. Khi khách sạn Cairo xây lên với độ cao 54m tương đương với chiều rộng của đại lộ trước Dupon Cirle thì Capitol Hill “giật nẩy mình”.

Họ lại quy định rõ hơn, nhà dành cho văn phòng, thương mại không cao quá 34m, nhà ở có chiều cao không vượt 27m, hoặc chỉ có thể cao bằng chiều rộng của phố trước mặt, độ dài nào nhỏ hơn thì lấy đó làm chuẩn.

Sau vài lần chỉnh sửa Hiến pháp, kể từ năm 1910 (100 năm trước đây), chiều cao các tòa nhà không vượt quá chiều rộng của đường phố cộng với 6m. Ví dụ, đường phố trước mặt rộng 28m có thể xây nhà cao tối đa 34m (28+6). Vì thế, những building trong DC cao nhất chỉ khoảng 10-12 tầng. Có vài nơi liên quan đến thương mại thì được phép cao tới 50m. Đó là luật bất di bất dịch trong kiến trúc thủ đô.

Nhà mới xây trên phố DC phải có kiến trúc bề ngoài giống hệt nhà đã xây cách đây một thế kỷ, từ mầu gạch, cửa sổ trang trí đến hoa văn trên tường. Nhà mới xây và nhà cũ cạnh nhau khó mà phân biệt.

Thủ đô DC không thể so sánh về sự đa dạng như Hà Nội, có tòa nhà Vietcombank đỏ loẹt, đến BIDV cao ngất, hàm cá mập bên hồ dọa cụ Rùa, rồi Melia xanh đỏ, nhà trên phố thi nhau khoe “sắc nước hương trời” của nền kiến trúc “lúa nước sông Hồng”, mạnh ai nấy làm.

Phong thủy kiểu… Mỹ

Nói chung, người Mỹ không biết mê tín là gì, chỉ dựa trên số liệu khoa học. Không hiểu dân kiến trúc xứ Cờ hoa có mang sách sang học thầy Tàu, nhưng có một chi tiết “phong thủy” của DC mang yếu tố chính trị và lịch sử rất ít người biết.

clip_image003
Góc phố DC. Ảnh Ngọc Dung

Một khu đất trống được dành cho Quảng trường Quốc gia (National Mall) dài vài km và rộng nửa cây số. Xung quanh là hệ thống bảo tàng, rồi nhà tưởng nhiệm, tượng đài khá hoành tráng. Một đầu là nhà tưởng niệm Tổng thống Lincoln, đầu kia nhà Quốc hội. Ở giữa là tượng đài Washington, gần đó có nhà tưởng niệm Tổng thống Jefferson nhìn ra hồ Tidal Basin.

Mắt của tượng Lincoln ở phía cuối National Mall nhìn thẳng vào cơ quan lập pháp cách đó khoảng 3km. Còn tượng Jefferson bên hồ Tidal Basin có đôi mắt “chiếu tướng” Nhà Trắng, cơ quan hành pháp Hoa Kỳ. Nơi giao ánh mắt của hai cụ chính là tòa tháp Washington bằng đá cẩm thạch cao vút mà dân DC vẫn gọi là cái bút chì – biểu tượng cho nền dân chủ vĩnh cửu của nước Mỹ.

Tuy ở thế giới bên kia, ông Lincoln và Jefferson vẫn theo dõi Chính phủ và Quốc hội làm gì để báo cáo với cụ Tổng thống đầu tiên George Washington đang ngồi trên nóc…bút chì. Người ta gọi đó là con mắt của dư luận, theo dõi mấy nhánh quyền lực “vì nước vì dân” hoạt động như thế nào.

Kiến trúc đi theo chính trị với thông điệp rất rõ, không tòa nhà nào cao hơn tòa Quốc hội. Hành pháp và lập pháp cần được giám sát chặt chẽ. Quốc hội có quyền cao nhất quốc gia. Hai đảng Cộng hòa và Dân chủ chỉ là đám Voi và Lừa trang trí.

Thủ đô DC không cần to nhất thế giới, rộng nhất thế giới, đông người nhất thế giới, nên không mang tiếng là nhốn nháo, kẹt xe, ô nhiễm nhất thế giới. Nơi đây là trung tâm chính trị, ngoại giao, hành chính và đầu não quân sự, không phải là trung tâm “của tất cả” như nhiều nước khác.

Quyền lực quốc gia nằm trong một thủ đô hình vuông 16km x 16km lại ảnh hưởng đến toàn cầu. Sức mạnh nằm ở khái niệm tam quyền phân lập và thêm báo chí là quyền lực thứ 4 để giám sát 3 nhánh quyền lực trên. Thủ đô to hay nhỏ chẳng nói lên điều gì về khả năng của quốc gia đó.

Lời kết

Quy hoạch Hà Nội của chúng ta, đến bao giờ thành hiện thực? Chỉ mong, Hà Nội có những con đường tươi sáng, không kẹt xe, thân thiện với dân, kiến trúc trăm năm không bị mai một, đúng như các bậc tiền nhân từng mơ về một thế giới đại đồng

Trung tâm hành chính quốc gia phải là nơi để cho dân đến được, nghe được tiếng dân và biết được nỗi đau nhân thế.

Nếu khi bỏ phiếu cho quy hoạch mà nghĩ, sau quả này, mảnh đất dành cho mấy thằng con mua từ mấy năm trước, nay “bỗng” rơi vào quy hoạch và giá lên cao ngất trời, thì Thủ đô hay trung tâm hành chính quốc gia sẽ thuộc vài dòng họ mà thôi. Và Thăng Long mãi mãi chỉ là con rồng đất.

Lá phiếu lợi cho mình hay lợi cho một dân tộc, đó chính là chìa khóa giúp Hà Nội tiến hay lùi.

Nguồn http://tuanvietnam.net/2010-05-14-tu-washington-dc-nghi-ve-ha-noi

Read Full Post »



“Có nhiều lý do khiến tôi quyết định rời khỏi ngành giáo dục nhưng lý do chính là do tôi thấy hụt hẫng, mất niềm tin, quá thất vọng, vô vọng về môi trường giáo dục”, ông Đỗ Việt Khoa, giáo viên THPT Vân Tảo, huyện Thường Tín, Hà Nội, tâm sự.

– Nguyên nhân nào khiến ông đưa ra quyết định nghỉ việc?

– Tôi nghỉ việc do nhiều nguyên nhân. Trước hết, tự tôi muốn ra đi, muốn rời khỏi ngành giáo dục. Tôi mất niềm tin về ngành giáo dục.


Bốn năm qua (từ năm 2006) tôi bị trù dập, bị bôi nhọ… quá nhiều. Chuyện họ trù dập gây khó khăn cho tôi như cơm bữa cũng là một áp lực. Thậm chí, có thể tôi bị họ tung tin là phản động, là kẻ thần kinh… nhưng nguyên nhân chính khiến tôi quyết định rời xa ngành giáo dục là sự hẫng hụt, mất niềm tin. Tôi thấy đấu trông với tiêu cực bây giờ sao khó thế?.


“Tự tôi muốn ra đi, muốn rời khỏi ngành giáo”, thầy giáo Đỗ Việt Khoa, THPT Vân Tảo, huyện Thường Tín, Hà Nội. Ảnh: VnEpress.


– Ông đã gửi đơn xin nghỉ việc đến những cơ quan nào?

– Tôi gửi đơn tới Sở GD-ĐT Hà Nội đã hơn 10 ngày nay nhưng chưa thấy hồi âm. Tôi đến trực tiếp xin gặp lãnh đạo Sở và nhiều lần gọi điện thoại cho Giám đốc Sở nhưng đều không được tiếp đón.


Hiện, tôi đi làm bình thường. Trong khi chờ quyết định của Sở GD-ĐT, tôi vẫn làm đúng công việc của mình để không ảnh hưởng đến đồng nghiệp và học sinh.


Tâm trạng của ông sau khi đưa ra quyết định này?

– Dù rất buồn, nhưng tôi hết lựa chọn rồi. Vợ tôi khuyên tôi bỏ đi từ lâu, chỉ vì lo ảnh hưởng tới con cái nên tôi cố nhẫn nhịn. Nay tôi không chịu được nữa, đành phải thôi.


– Ông định làm gì sau khi nghỉ dạy?

– Tôi chưa có kế hoạch gì. Trước mắt, tôi sẽ về giúp việc nhà, dạy hè cho hai đứa con. Tôi hy vọng tôi sẽ tìm được nơi nào có tình người hơn để sống.


Trích Đơn xin thôi việc của ông Đỗ Việt Khoa:

Kính gửi: Ông Nguyễn Hữu Độ – Giám đốc Sở GD-ĐT  TP Hà Nội.

Tên tôi là Đỗ Việt Khoa. Sinh ngày 29/5/968. Tôi là giáo viên trường THPT Vân Tảo, Thường Tín, Hà Nội.

Tôi làm đơn này đề nghị ông và các cán bộ lãnh đạo Sở giáo dục đào tạo Hà Nội cho tôi thôi việc hẳn kể từ tháng 7/2010.

Lý do:

Như ông đã biết  tôi  đã từng gửi nhiều lần  đơn tố cáo các việc làm sai trái của ông Lê Xuân Trung, hiệu trưởng trường THPT Vân Tảo và các cá nhân liên quan từ tháng 12/2007 đến nay. Tuy nhiên thanh tra sở GD-ĐT Hà Tây cũ và Hà Nội mới đã cố tình kéo dài việc thanh tra và bao che sai phạm, đã ra kết luận hết sức sai trái.

Tôi đã gửi đơn khiếu nại nhiều lần đề nghị ông giải quyết, ra quyết định hành chính xử lý đối với những sai phạm mà các ông khẳng định. Tôi sẵn sàng chấp nhận bị kỷ luật nếu các ông cho là tôi vi phạm. Tuy nhiên trong thời gian dài vừa qua, lãnh đạo sở GD-ĐT Hà Nội im lặng không giải quyết. Tôi cũng đã có đơn gửi lãnh đạo thành phố Hà Nội và lãnh đạo Bộ GD-ĐT. Nhưng tất cả đều im lặng, đùn đẩy né tránh trách nhiệm giải quyết.

Hậu quả vô cùng tai hại, những sai phạm tại trường tôi không bị xử lý. Nhiều sai phạm tiếp diễn, xuất hiện nhiều sai phạm mới, như trong 4 đơn tố cáo tôi mới gửi ông  từ tháng 10/2009 tới nay.

Việc không xử lý sai phạm khiến hiệu trưởng trường tôi càng ngày càng lộng hành, trù dập tôi ngày càng nghiêm trọng. Đã 4 năm họ ép tôi không hoàn thành nhiệm vụ và không nâng lương.

Cuộc đấu tranh của tôi 4 năm nay nhằm bảo vệ kỷ cương của ngành giáo dục, bảo vệ quyền lợi nhân dân và quyền lợi hợp pháp của cá nhân tôi. Việc lãnh đạo các cấp đều im lặng hoặc né tránh giải quyết, im lặng trước cả hành vi tôi bị trù dập, hãm hại và hãm lương khiến tôi nghi ngờ rằng  lãnh đạo ngành đã tham gia vào việc trù dập tôi. Sai phạm có hệ thống, có tổ chức không bị xử lý khiến tôi mất niềm tin vào lãnh đạo Sở GD-ĐT và các cấp. Bầu không khí trường tôi vô cùng đen tối, gian dối. Sức chịu đựng của tôi có hạn.

Vì vậy, sau khi đã cân nhắc kỹ tôi làm đơn này xin ông cho tôi được thôi việc, và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc giải quyết các chế độ  cho tôi.

Khánh Tường

Read Full Post »

Hà Văn Thịnh

Đọc bài Đạo văn quan quyền và câu chuyện ly kỳ ở Việt Nam, tôi buồn hết biết! Đường đường là Ủy viên Hội đồng Học hàm ngành Kinh tế học, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa 11, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân mà ông GS. TSKH. Nguyễn Đình Hương đạo sách, và còn được Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm viết lời đề tựa – tôn vinh. Ôi! Nền giáo dục – khoa học của chúng ta đã đi đến cái “đích” tận cùng của hư hỏng rồi!

Làm sao có thể chấp nhận sự “lưu truyền kiến thức cho thế hệ sau” bằng chính sự  ăn cắp và dối trá? Chúng tôi biết tin vào đâu, nghĩ vào ai để cứu vớt chút ít lòng tự trọng của người có chút ít chữ nghĩa, khi các vị – những kẻ  ăn trên, ngồi trốc vả thẳng tay vào mặt rằng “chỉ có những thằng ngu mới không biết đạo” để có quan, có chức, có quyền? Tôi đồ rằng sở dĩ bây giờ các Tiến sĩ, Phó giáo sư, Giáo sư dởm nhiều như thế là vì có sự tiếp tay của GS TSKH Nguyễn Đình Hương – bởi chính ông là một trong vài người quyết định phong học hàm, học vị cho ai và phong với liều lượng, chi phí nào! Ông đã đạo thẳng thừng rồi thì tại sao ông lại không thông qua cho những người đạo như ông?image

Hãy suy rộng hơn cái gọi là “bài học” của câu chuyện này (sở dĩ phải gọi là “cái gọi là” bởi có rất nhiều cái gọi là đã vinh thăng ào ạt sự dối trá dưới chế độ này). Phó Chủ nhiệm một Ủy ban giáo dục mọi thế hệ tương lai mà dối trá và bịp bợm như thế, thử hỏi, làm sao bọn trẻ không học theo, những người nhơ nhỡ trẻ không ăn theo, những kẻ già nua tuổi tác không đi theo? Và nếu chúng ta cứ tiếp tục tồn tại bằng sự dối trá, phỉnh lừa mọi chuyện, mọi lúc – xã hội và đất nước sẽ đi về đâu? Lớp trẻ của chúng ta sẽ ra sao?

Tham cái hư danh bằng sự vụng về, dốt nát là cái tham xuẩn ngốc, đui mù. Tham cái không phải là của mình mà cứ khăng khăng giành được cho mình là cái tham bẩn thỉu của nhận thức và thiển cận. Tham cái cá nhân bất kể cộng đồng, dân tộc là lối tham sẽ bị phỉ báng suốt đời. Các vị đã và đang làm lãnh đạo có thoáng chốc nào nghĩ đến việc mai sau lịch sử sẽ phán xét mình, và con cái, cháu chắt các vị sẽ bị nhục nhã ê chề vì sự phán xét đó?

Tại sao những người có chức quyền, có trọng trách lại tự coi thường mình đến thế?

Nhà xuất bản Giáo dục quảng bá sự đạo văn. Phó Thủ tướng tuyên truyền cho hành động đáng xấu hổ ấy. Một xã hội mà dối trá lộng hành, cái ác và sự dốt nát cứ ngang nhiên, phỡn phờ tự tung tự tác là chủ nghĩa xã hội tốt đẹp hay sao?

Huế, 15.5.2010

HVT

Nguồn Bauxite Việt Nam

Read Full Post »

Thái Hữu Tình

Bác V. là cán bộ văn phòng Tỉnh ủy, về hưu đã mấy năm nay. Được con cháu hướng dẫn sử dụng máy vi tính, bác mê lắm. Mỗi ngày bác dành vài giờ đồng hồ đọc các báo mạng, trao đổi thư từ. Nhờ trời, chịu học, bác cũng đọc được tiếng Anh tàm tạm.

Một hôm, theo một đường link bác tóm được một bức tranh “cực kỳ”! Đó là kiệt tác “Famous People Painting “Discussing the Divine Comedy with Dante” . Bức tranh phải nói là đẹp và hoành tráng. Ánh sáng, màu sắc lung linh, sang trọng, pha chút huyền bí, thiêng liêng. Hơn trăm con người trong tranh nổi lên như thật, người nào cũng sinh động. Mà giá trị nhất ở chỗ đây toàn là những nhân vật nổi tiếng nhất của nhân loại, từ cổ chí kim, tốt có, xấu có, tụ hội về đây như một “đại hội đại biểu” của toàn thể nhân quần vậy.

Thoáng nhìn dễ nhận ra ngay bác Mao ngồi ở bàn giữa tươi cười với tẩu thuốc trên tay, gần đấy là Lincoln, Các Mác, là Stalin với bộ tóc bộ râu không lẫn vào đâu được. Trên cao, góc trái là Lênin đang giơ tay chỉ lối, gần đấy là Hitler với cái mũi khoằm và mái tóc vạt chéo trước trán, nhưng lại có ai như Quan Công cầm thanh long đao, ai như vua bóng đá Pê lê nữa này… Phi đen, Chê-ghê-va-ra, Yasser Arafat thì trộn vào đâu cho lẫn?

Tất nhiên rất nhiều nhân vật bác chỉ thấy quen quen, nhiều nhân vật còn lạ với bác. Nhưng may quá, khi online, di con chuột đến đâu là tên nhân vật hiện ra đến đấy, bấm chuột một cái là hiện ra một trang tiểu sử của nhân vật. Cứ thế bác khám phá tiếp từng nhân vật trong tranh.

Chợt bác sực tỉnh, phải tìm Bác Hồ, xem Bác nhà mình đang ở chỗ nào? Chắc ngồi cạnh bác Mao? Không. Tìm quanh Mác, Lênin, Stalin, không thấy. Tìm trên cao, không thấy. Tìm hàng dưới cùng, nơi Putin ngồi bệt cạnh Pê lê, cũng không thấy.

Vô lý! Bác V. rà soát lại một lượt, thật kỹ, từ đầu đến cuối đủ 103 nhân vật, vẫn không thấy Bác Hồ của chúng ta đâu cả!

Sao lại bỏ sót được? Họ vẽ cả những nhân vật cỡ “tàng tàng” như Lôi Phong, như nhà đấm bốc Tyson, như mẹ Teresa, như ca sĩ Elvis Presley… Có cả những tội nhân xấu xa của nhân loại như Hitler, Saddam Hussein, thậm chí có cả con cừu Doli…, mà sao họ quên Bác nhà mình được hè?

Với một chút mất bình tĩnh, bác truy tìm tác giả bức tranh, chắc tác giả là những “thằng Tây” bên Âu Mỹ xa xôi nên coi nhẹ vùng Á Đông? Chắc họ vẽ vội vàng nên bỏ sót chăng?

Theo chỉ dẫn, bác tìm ngay ra tác giả bức tranh chẳng mấy khó khăn. Đó là 3 nghệ nhân, ba họa sĩ, ba cán bộ của Trung Quốc: một Dai Dudu – Viện phó Viện Nghệ thuật Liêu Ninh; rồi một họa sĩ sơn dầu Li Tiezi; và một Zhang Anjun – họa sĩ sơn dầu kiêm Chủ tịch Hội Nghệ sĩ trẻ. Lạ hè? Ba nghệ sĩ Trung Quốc, loại có tầm cỡ sao lại không biết Bác Hồ hè? Mà vẽ trong 10 tháng , thừa thời gian để soát đi soát lại chứ vội vã gì đâu? Ba nhân vât nho nhỏ đứng ở góc bên phải phía trên chính là chân dung ba tác giả ấy tự họa.

*

Từ đấy nhiều đêm bác V, không ngủ, cố giải thích cho ra điều ẩn khuất trong bức tranh rất đẹp kia. Bác Hồ chẳng những là anh hùng cứu quốc của dân Việt Nam mà còn là “danh nhân văn hóa kiệt xuất” của cả nhân loại này mà họ quên được à? Mà xa xôi gì, Việt Nam “núi liền núi sông liền sông, chung một biển Đông, mối tình hữu nghị sáng như rạng đông”? Bác nhà mình đã từng làm rể Trung Quốc, đã khởi nghiệp Cách mạng và lui tới Trung Quốc như người nhà, Bác mình đã được Bác Mao ca ngợi bằng câu đối có một không hai (Chí khí tráng sơn hà, Nam Bắc anh hùng duy hữu nhất* / Minh tinh thùy vũ trụ, Á Âu hào kiệt thị vô song). Bác Hồ có khác gì Bác Mao (Bác Mao nào ở đâu xa / Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao). Bác Mao đang ngồi ngay chính giữa đây, Bác Hồ ở nơi nao?

Thôi được, những chuyện cũ xa xôi cứ cho là quên đi, nhưng16 chữ vàng mới toanh sờ sờ ra đó : Lân cư hữu nghị , Toàn diện hợp tác , Trường kỳ ổn định , Tiến nhi vị lai (鄰居有誼 , 全面合作 , 長期穩定 , 进而未來). Rồi quan hệ Tứ hảo nữa “láng giềng tốt, bạn bè tốt, chiến hữu tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”!

Thử hỏi có nước nào trên thế giới thân thiết được với Trung Quốc hơn thế nữa không?Các họa sĩ Trung Quốc nhớ đến tất cả thế giới, nhớ cả kẻ thù, sao chỉ quên mỗi người láng giềng thân thiết như môi với răng? (Làm sao răng lại quên môi?), Bác Hồ thì cả thế giới còn phải nhớ, sao “thằng bạn láng giềng 4 tốt” lại quên Bác được?

Rồi bác liên hệ với những sự kiện đang vang vang trên báo chí, về thái độ bành trướng, kẻ cả, tranh chấp của Trung Quốc với ta trên biển đảo, trên biên giới, về đường lưỡi bò liếm trọn biển Đông, về mưu đồ khai thác tài nguyên và thuê đất rừng đầu nguồn, húc chìm tàu của ta, cho báo chí đưa tin sẽ dùng vũ lực đối với Việt Nam, đè bẹp Việt Nam sau 31 ngày… Thảo nào, báo chí đã kết luận “16 chữ” chỉ là sự tử tế ngoài miệng. Ngôn ngữ ngoại giao bịp bợm để hành động bành trướng ngày một sâu.

Vậy 16 chữ ấy đâu phải chữ “vàng”? Chỉ là vàng giả, vàng mạ, vàng mã, vàng ma… Mỗi lời ngọt ngào là một đợt xâm lấn, chèn ép. Vậy họ nói mặc họ, sao tự mình lại xưng tụng mấy chữ khốn ấy làm gì? Thôi đi, 16 chữ… vàng ma!

Trở lại nỗi ấm ức về bức tranh, bác yên tâm rằng vì họ ghét mình nên họ không vẽ Bác Hồ. Không vẽ Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, không vẽ danh tướng Võ Nguyên Giáp… cũng vì các anh hùng của ta chống Tàu hay không phục Tàu thôi. Tóm lại, nguyên do vì hai nước đang mâu thuẫn nhau nên họ ghét. Nhưng thói đời thế cũng là thường, mình không thèm nói theo nữa là được!

Nhưng thói quen suy nghĩ đã không cho bác yên tâm với cách giải thích ấy. Họ không vẽ một danh nhân nào của Việt Nam vì các danh nhân các anh hùng của ta đều chống Tàu ư ? Giải thích ấy đúng với Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Quang Trung… nhưng không đúng với Bác Hồ. Trái lại, Bác chính là biểu tượng hữu nghị thân thiết Việt-Trung kia mà? Thế thì vì sao? Đây là tác phẩm nghệ thuật của ba nghệ sĩ trưng ra với thế giới nghệ thuật, đầu phải một hành vi chính trị nhằm vào Việt Nam mà gán cho họ âm mưu? Họ vẽ theo nhận thức tự nhiên của họ, vì thế mà đáng tin.

Bác V. trằn trọc, không giải thích được. Bỗng hôm nay, đọc bài dịch của Gs Vũ Cao Đàm về một bài báo của người Trung Quốc, thấy họ gọi Việt Nam là bọn oắt tì , nước lỏi con , một nước vô liêm sỉ , tiểu nhân bỉ ổi không biết xấu hổ…”, bác như chợt ngộ ra điều gì. Những chữ ấy không biểu hiện sự GHÉT, mà biểu hiện sự KHINH mới đúng ! Đúng rồi, họ GHÉT thì ít mà KHINH thì nhiều. Bác V. nhớ lại một số bài báo đã vạch rõ thâm tâm của Tàu chỉ coi Việt Nam như một QUẬN HUYỆN của họ, một thứ quận huyện mọi rợ, kém phát triển, hèn nhát, vô liêm sỉ. Một đàn bị khinh thì con đầu đàn có gì đáng trọng?

Việc họ ban 16 chữ rất kêu cho một “bọn oắt tì”, một “nước lỏi con” thì đấy là gì nếu không phải là cái xoa đầu của người lớn đối với một đứa trẻ con dại dột nhưng ưa phỉnh? Nếu ta không biết phản đối 16 chữ xoa đầu láo xược, coi dân tộc ta như con nít như thế, mà còn khúm núm nâng bàn tay của kẻ xoa đầu ta [bằng hai tay mình như ông HTH – BVN], còn tôn đây là lời “vàng” thì dân tộc không để đâu hết nhục! Bảo đây là đấu pháp “mềm” , thì mềm với vô sỉ còn khác nhau ở chỗ nào? Khổ thế, cứ như vậy bác V. tự dằn vặt mình, không sao ngủ được. Cứ như cá nhân mình bị sỉ nhục. Vì trong huyết quản của bác vẫn còn một dư lượng hóa chất chống ngủ: Tự trọng !

Cổ nhân có câu : Ta tự trọng thì người sẽ trọng ta, ta tự khinh thì người sẽ khinh ta! Thà bị người GHÉT, chứ không chịu để người KHINH. Bác V. lẩm nhẩm một mình: Hãy cảm ơn kẻ đã khinh ta, lời khinh chưa chắc đã đúng, nhưng họ cho ta một dịp đo lại tầm vóc thật của mình.

THT (ghi chép)

Nguồn: Mạng Bauxite Việt Nam

.

Read Full Post »


Nguyễn Ngọc Tư

Câu hỏi đó thằng nhỏ hỏi mỗi ngày mỗi ngày mỗi ngày, khi đói khát, khi bị đánh đập cấu nhéo, khi phơi trần ra dưới nắng mưa. Khi nó nằm trên mặt đường và kêu khóc khản giọng. Nó hỏi vào đám đông lướt qua nó, hỏi ai đó dừng chân cho nó (chính xác là cho những kẻ chăn dắt nó) chút tiền lẻ. Nó hỏi những kẻ bắt nó nằm lăn lóc kêu khóc trên đường để kiếm tiền, để nhởn nhơ ăn mòn tấm thân bé nhỏ non nớt của nó.

Nhưng tôi tưởng tượng thôi, trong lúc ngồi uống một ly cà phê mặn chát. Dường như cả quán hôm đó cũng có cùng cảm giác, sau khi giở tờ báo sáng, và nhìn thấy hình ảnh của thằng bé ăn xin. Nó nhỏ đến mức chỉ biết khóc. Ở truồng và khóc. Ướt và khóc. Bị đánh đau và khóc. Chấp chới giữa dòng người ngược xuôi đông đúc như con vịt con ngơ ngác mà người ta dùng để câu nhắp cá lóc. Em bé – con mồi sống không nói gì hết, mà tôi tưởng như nó hỏi, người ơi, người ở đâu?

Tôi đã nhận được câu hỏi đó bao nhiêu lần trong đời? Không đếm được. Có đứa thậm chí còn không khóc. Nó ngủ mềm oặt, xanh rớt trên tay người đàn ông ngồi ở một góc đường. Một kiểu ngủ mụ mị vì tác dụng của thuốc. Buổi tối tôi đi qua chỗ đó và em lại hỏi bằng vẻ câm lặng im lìm. Như cái chết. Có còn người không?

Đám đông không lên tiếng. Không Lục Vân Tiên nào, đại diện công quyền nào đưa cả hai con người rách rưới về, gạn hỏi coi có thật là cha con như gã đàn ông phân trần, hay chỉ là kẻ chăn dắt với con mồi. Em bé ngủ vì thuốc ngủ hay vì sốt cao? Em cần một mái ấm hay một bệnh viện cho qua cơn đau? Bàn tay mỏng đó không quá khó để người đời nắm lấy. Nhưng dòng người lũ lượt không ai dừng lại. Chính xác là cũng có người bước tới cho vào cái ca nhựa bạc màu chút tiền lẻ, nghĩ sau đó mình sẽ nhẹ lòng. Tôi cũng vậy, tự lừa mình. Và cái góc đường trước Trung tâm văn hóa thông tin ám ảnh tôi dai dẳng dù em bé chỉ ở lại hai đêm rồi biến mất. Cuộc ra đi gây bất an hơn cả khi xuất hiện, bởi linh cảm em lại vạ vật ở một góc đường khác, bị nhấn chìm trong giấc ngủ khác. Ngủ là một cách hỏi, người đâu mất rồi?

Cũng như những em bé ăn xin mà bất cứ ai cũng có thể gặp một đôi lần trên đất nước này, chúng gọi con người bằng nhiều cách, bằng ánh mắt thất thần, bằng vẻ ngoài trần trụi và lem luốc, bằng tiếng khóc, tiếng hát, bằng bàn tay bẩn thỉu xòe ngửa, bằng những vết thương bầm tím trên da thịt… Ai đó nghe thấy tiếng gọi đó nhưng họ bận rộn, sợ hãi, bất lực, cũng có kẻ không nghe, không cảm nhận gì hết…

Và những đứa trẻ đường phố vẫn tồn tại, như một phép thử.

Thử coi người ta bất lực, rụt rè, ngại khó bao nhiêu? Bao nhiêu người đã từng đi qua, chứng kiến những thân phận nhỏ bé khốn khổ. Dù ngoái lại, dù áy náy, dù thấy thương và bất an… nhưng chậc, mình lại phải đi rồi… Họ không làm gì mà kêu mấy ông nhà nước làm gì đi chớ…

Thử coi người ta đã tha hóa, độc ác và  nhẫn tâm tới mức nào khi phơ phởn kiếm tiền bằng cách giày vò, đọa đày kẻ khác?

Thử coi nhà chức trách đã làm gì để bảo vệ luật pháp, quyền con người, quyền được sống được vui chơi? Trẻ con họ không che chở được, thì họ hô hào khẩu hiệu, tính làm chuyện lớn lao chi hả trời?

Một phép thử đau. Nhưng thử thách bao nhiêu lâu rồi, nhân tình thế thái đã bày ra đó rồi, chuyện muốn biết thì đã biết, đám trẻ vẫn chưa ngưng gọi con người. Vẫn chờ đợi ai đó  đáp lời, chìa ra một bàn tay, một vòng tay ấm. Có điều, khi đó không biết chúng còn đủ sức để nắm lấy không?

Nguồn Viet-Studies

Read Full Post »

Hà Văn Thịnh

https://i0.wp.com/www.khachsanexpress.com/imagedb/news/183/18303/them1ctkyniem1000namtl.jpg

Xin mở ngoặc rằng Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch có rất nhiều ban ngành. Bài viết này chỉ xin đề cập đến những cán bộ lãnh đạo có trách nhiệm trong ngành văn hóa.

Thủ đô của một nước mà hàng chục tuần qua, báo chí cứ phải liên tục than phiền, kêu cứu về những sai phạm văn hóa thì quả thật người dân cả nước chẳng biết đằng nào mà lần. Nào là chuyện quảng cáo búa xua, chuyện tô vẽ, sơn quết “mới” cho các công trình kiến trúc cổ, chuyện Hoàng thành Thăng Long bị ủi để làm đường, chuyện liên kết với Sở Giáo dục – Đào tạo để dạy cho học sinh Hà Nội sao cho sau vài tháng các em bỗng nhiên trở thành “thanh lịch”…

Tại sao tư duy của những người trong ngành văn hóamà lại thiếu hẳn tính văn hóa? Từ “văn hóa”, trong tiếng La tinh cổ là cultura, gốc cult có nghĩa là “sùng bái” (theo Nguyễn Hưng Quốc). Hiểu nôm na, văn hóa theo nghĩa đen khởi thủy có nghĩa là sùng bái, tôn vinh (giá trị) của lối sống, phương thức sống. Trong rất nhiều định nghĩa về văn hóa, theo tôi, định nghĩa sau đây của UNESCO là “đạt” nhất: Văn hóa là hệ thống tổng thể những giá trị biểu trưng quy định cách ứng xử, thái độ giao tiếp của một cộng đồng và làm cho cộng đồng đó có đặc thù riêng.

Từ tất cả những điều trên, tôi suy ra những người có trách nhiệm của ngành văn hóa Hà Nội có thể chẳng hề quan tâm đến văn hóa. Chẳng hạn phá Hoàng thành chán chê rồi mới kiến nghị tạm dừng để khảo cổ là cái lý làm sao? Chẳng lẽ bao nhiêu tinh hoa của ngành khảo cổ không thể là nơi để lãnh đạo tham vấn ý kiến trước khi đồng ý sao? Chỉ đến khi báo chí la hét rầm trời mới đủng đỉnh kiến nghị thì đó đích thực là cách làm của những kẻ thiếu hiểu biết, nếu không muốn dùng từ nặng hơn là dốt nát.

Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội nói rằng nhà “có con gái lấy chồng cần quét vôi nhà cửa” (quết mới đúng!) [http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/04/3BA1B3AE/]. Vị nói ra câu này không hiểu thế nào là đồ cổ. Cách đây mấy năm, Việt Nam có đem hàng ngàn món đồ cổ trục vớt được từ tàu đắm ở Bình Thuận sang nhờ hãng Christie’s bán đấu giá. Hãng đó yêu cầu các vỏ ốc, vỏ sò bám trên những bình sứ, đĩa bát sứ phải để nguyên trạng, vì có như thế mới là đồ cổ. Còn nếu xóa đi những vết tích cổ thì sẽ bị nghi là đồ giả, chẳng ai thèm quan tâm nữa. Liệu các nhà “văn hóa học” của Sở Văn hóa Hà Nội (tôi xin bỏ bớt mấy chữ sau như đã nói ở trên) có biết điều này không? Áo mới cho căn nhà mình đang ở không có nghĩa đồng nghĩa với cái “áo mới” kệch cỡm, nhiêu khê, tức tưởi của những tháp nước, chùa chiền… Cái đẹp và cái quý của những di tích cổ là sự rêu phong, là cái vẻ ngoài cũ mốc của di tích chứ không phải là phấn son tô trét. Nếu cứ “tư duy” như lãnh đạo văn hóa Hà Nội thì người Ý đã bỏ tiền ra để xây lại một nửa Đấu trường Colisée đổ nát rồi! Tại sao người ta không làm mới, không “hoàn thiện” nó? Chẳng lẽ làm văn hóa mà không biết những điều sơ đẳng vậy sao?

Chữ cult (sùng bái) trong trường hợp này có lẽ thực chất là: Lãnh đạo ngành văn hóa Hà Nội sùng bái chia chác, sùng bái ăn theo, sùng bái cách làm vẽ chân cho rắn, sùng bái sự thiển cận và tăm tối của loại trưởng giả học làm sang…

https://i0.wp.com/khudothimoi.com/images/tintuc/509/gia-nha-dat-khu-pho-co-ha-noi-dat-khung-khiep.jpgPhố cổ được “trang điểm” (Nguồn: khudothimoi.com)

Các vị cứ kiếm cớ – bất kỳ cớ nào, miễn là moi được tiền dân, của nước; các vị có đồng lõa nên tha hồ tự tung, tự tác. Các vị ấy không hiểu rằng đất nước ta có bao nhiêu năm chiến tranh nên di tích cổ còn lại ít lắm, phải bảo tồn từng ly từng tý! Bôi son trát phấn cho một bà già, một ông lão như ai đó đã nói mà không thấy xấu hổ sao? Muốn “làm” văn hóa, ít nhất phải có cái vốn văn hóa tối thiểu. Nếu không đủ, không biết thì phải hỏi chuyên gia, chứ không có cái kiểu chẳng thèm dựa cột, cứ ngứa đâu gãi đấy một cách thiếu văn hóa. Tôi sẵn sàng tranh luận với bất kỳ vị lãnh đạo văn hóa Hà Nội nào về đề tài này.

HVT

Huế, 12.5.2010

Nguồn Bauxite Việt Nam

Read Full Post »

Lời dẫn của GS Nguyễn Văn Tuấn:

Hôm trước, tôi có đề cập đến hai loại đạo văn mà tôi tạm gọi là “đạo văn cạnh tranh” (competitive plagiarism) và “đạo văn quan quyền” (bureaucratic plagiarism) lấy theo ý của Gs Martin (Úc). Trong entry đó, tôi có trình bày vài trường hợp đạo văn quan quyền ở bên Úc và Mĩ, nhưng hôm nay đọc thấy trên mạng hiện tượng đạo văn quan quyền cũng có ở Việt Nam, trên giấy trắng mực đen, và liên quan đến một vị có chức vụ cao.


Đọc bài “
Chuyện ly kỳ về một ông GS. TSKH” của PGs Ngô Đức Thọ, chúng ta sẽ thấy trường hợp đạo văn quan quyền này có thể hiểu theo ý của anh bạn vong viên của tôi mà tôi có đưa vào một entry về đạo văn ở đây. Bài viết của Gs Thọ có thể khó đọc đối với một số bạn đọc, cho nên tôi xin tóm tắt câu chuyện (theo cách hiểu của tôi) như sau:

1. PGs Ngô Đức Thọ (làm việc ở Viện Hán Nôm) là một trong những người chủ biên cuốn sách “Các nhà khoa bảng Việt Nam, 1075-1919”.

2. Gs Ts Nguyễn Đình Hương là tác giả cuốn sách “Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại”. Cuốn sách này được chính Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm viết lời giới thiệu, với lời ca ngợi như sau: Cuốn sách Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại do Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Hương biên soạn là một tác phẩm công phu, có nhiều tư liệu giá trị và nội dung phong phú.” Tuy nhiên, hơn 60% nội dung của cuốn sách này là cóp nguyên văn từ cuốn sách của ông Ngô Đức Thọ. Tuy cóp nguyên văn, nhưng tác giả thay đổi thứ tự của thông tin. Cần nói thêm rằng ông Nguyễn Đình Hương là Phó chủ nhiệm Ủy ban văn hoá giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.

Điều đáng nói là Gs Hương mang sách đến tận nhà Gs Thọ để … tặng! Khi được Gs Thọ chỉ ra rằng nhiều thông tin trong sách là cóp, thì Gs Hương trả lời rằng: “Vâng … Việc này tôi xin nhận sai lầm với bác Ngô Đức Thọ, nhưng…tôi chỉ vì muốn lưu truyền kiến thức cho đời sau!” Xin nhắc lại (vì tôi sợ các bạn lầm) rằng Gs Hương là Phó chủ nhiệm Ủy ban văn hoá giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, và còn là thành viên của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước.

Cách hiểu về đạo văn của một giáo sư có bằng tiến sĩ (và đóng vai trò quan trọng trong việc xét duyệt phong hàm giáo sư cho cả nước) như thế thì có phải là đáng để chúng ta lo ngại cho nền học thuật nước nhà hay không? “Hỏi tức là trả lời”, tôi nghe các bạn nói, và tôi cũng nghĩ vậy.

GS Nguyễn Văn Tuấn

===

CHUYỆN LY KỲ VỀ MỘT ÔNG GS.TSKH.

Ngạn Xuyên

Tôi vừa cùng các bạn đồng nghiệp làm xong công trình Thư mục Hán Nôm ở Thư viện Quốc gia, chờ họ đem in. Khoảng thời gian này coi như tạm nghỉ xả hơi, thu dọn tài liệu lặt vặt v.v…Một hôm, sau ăn tối, tôi đang dựa ghế vi tính, chợp mắt thiu thiu….Bỗng chuông điện thoại réo vang! Khổ, réo thì vang, nhưng nghe lạo xạo không rõ (vì cái máy). Lô qua lô lại một lúc, nghe ra đầu giây bên kia có một giọng nam trung, xưng tên là H, và tự gọi là “con”. (Chú thích : Dân Nghệ Tĩnh khi đối thoại với người nhiều tuổi hơn bố mẹ mình, mà rất thân quý thì tự xưng là “con”, còn ở Bắc thì xưng”cháu”). Câu được câu chăng, nhưng nghe tự giới thiệu anh ta  nguyên là Hiệu trưởng một trường Đại học lớn là ĐHK tại Thăng Long, lại là ĐBQH khoá XI và Phó chủ nhiệm một Uỷ Ban nào đó của Quốc Hội. Như thế thì ông cháu này hẳn không phải trẻ tí nào. H nói mình có viết một cuốn về giáo dục, trong đó có nói về giai đoạn Nho học của nước ta. H hỏi cuốn Các nhà khoa bảng VN do tôi (NĐT) làm Chủ biên đã xuất bản hai lần, những chỗ có chênh về số liệu thì lấy chính từ cuốn nào?. Tôi hiểu mang máng rằng, ông này có viết lách gì đó về đoạn này, đại khái muốn hỏi lại các số liệu như tổng số Tiến sĩ, tổng số khoa thi v.v…mà ông ta lại làm ở Uỷ ban đó, muốn hỏi han thêm những chi tiết ấy thì cũng là sự tốt, nên tôi trả lời: “Số liệu thì cứ theo lần xuất bản sau (bản bìa xanh, 2006), còn cụ thể thì khi nào gặp nhau trao đổi thêm, chứ qua điện thoại không thuận tiện”.

Cuộc sống vừa hưu trí vừa làm việc cứ thế trôi qua khá êm đềm (Khu tôi ở rất vắng lặng, thường nghe chiền chiện hót ngoài cửa sổ, cũng thích đáo để). Bẵng đi mấy hôm, khoảng quá trưa 07-5-2010, ông H gọi tới hỏi số nhà và hẹn muốn đến thăm tôi như bữa trước đã nói chuyện. Tôi đọc cho H ghi số nhà, rồi chuẩn bị tiếp ông đồng hương nguyên ĐBQH. Nhà tôi ở trong cái ngõ, ngoài đường lớn dễ đi, nhưng đoạn trong khó tìm, nên tôi đi bộ ra đầu ngõ đón để khách khỏi lạc.

Khoảng 14h45 thì ông H tới. Tôi đã báo cho bà xã tôi biết để chuẩn bị tiếp khách. Tôi đón ông H vào, giới thiệu ông với vợ tôi, rồi mời ông ngồi xơi nước (xem ảnh 01). Sau mấy câu thăm hỏi thường lệ, tôi chủ động hỏi H tôi có thể giúp được việc gì? Ông H đặt lên bàn cái túi màu đỏ như túi hàng tết, trong có 1hộp bánh bích quy, 1 hộp kẹo gì đựng trong hộp nhựa tròn, 1 hộp chè tròn màu đỏ. Tôi nói: “Mới sơ kiến, ông đến chơi, làm gì mà cho quà nhiều thế!” Chỉ nói phớt qua, không đun đẩy, để tỏ ý chuyện vặt, không quan tâm. Ông cũng H đáp lời tôi bằng mấy câu ngắn gọn. Do kênh liên hệ đã định vị chuẩn nên hiểu nhau ngay. Có điều, tôi nghĩ ông H muốn tư vấn để “sẽ làm”, “sẽ viết” một cái gì đó, thì cái đó không phải “sẽ” mà là  “đã” được làm ra, đã xuất bản ra rồi: Ông H lấy ra đưa cho tôi xem cuốn sách ông vừa xuất bản.

Người nghiên cứu tìm đến thăm nhau, tặng nhau cuốn sách mới ra …vẫn là sự thường. Vì thế nét mặt tôi chân thành rạng rỡ đón nhận từ tay ông H cuốn sách khá dày dặn. Đọc qua cái tên sách VIỆT NAM HƯỚNG TỚI NỀN GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI, tôi nghĩ hẳn ai cũng phải hân hoan chào đón một công trình lý luận vĩ mô, rất tầm cỡ, đóng góp không nhỏ cho nền giáo dục nước nhà. Cái tên tác giả ghi trên đầu sách lại càng đáng kính nể: GSTS Nguyễn Đình H. Tuy ông chỉ khiêm tốn đề GSTS – có lẽ để cho hoà đồng với các GSTS bảo vệ trong nước, chứ học hàm học vị chính thức của ông là GS.TSKH, nghĩa là có thêm chữ KH chứ không phải như mấy ông TS không có chữ KH, lại càng khác xa hạng Phở Gà Sứt cặm cụi khảo cứu văn bản chữ Nho, đúng là vi mô, cũng vi danh, vi tiền, ai bảo ngu cho chết !(Đó là luồng điện tự chạy trong não, nhanh vậy). Mức độ kính nể đối với đại tác của ông H càng tăng thêm vì mở bìa sách thấy ngay Lời giới thiệu có chữ ký củaPhó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm.  Đúng là đại tác của một GS.TSKH thì người đề tựa cũng phải có chức tước như thế mới thật hoành tráng tầm cỡ vĩ mô!

Cuốn sách này có 3 phần: Phần III (hơn 40 tr.)nói về những tư tưởng quan điểm giáo dục theo hướng dân tộc, hiện đại và hội nhập –  Mình không sở trường món lý thuyết này lắm, khỏi bàn.  Phần II (khoảng 150 tr.) về nền giáo dục cách mạng: Đáng chú ý nhất và chiếm số trang nhiều nhất (100/ 150 tr.)  phần này là các bảng biểu danh sách Giáo sư, số lượng GS, PGS phong tặng các đợt v.v… (có ghi rõ theo nguồn của Hội đồng chức danh GS nhà nước)  Môn này thì ông H là người trong ngành, OK! Chỉ mất dăm phút để liếc qua các phần ấy là đủ làm nền để đại thể nội dung mục đích của cuốn sách để giúp tôi chú ý vào Phần I. Phần này có tên: Giáo dục và truyền thống Việt Nam. Tuy chia mục dấu *, nhưng chỉ có 1 *, nên dấu * ấy chỉ như cái  ngoặc đơn nói rõ thêm đó là giáo dục thời phong kiến và Pháp thuộc (nếu coi là mục thì phần I này chỉ có  1 mục!) Liếc qua vài mục đã thấy rờn rợn:

Mục 1: Nước Văn Lang- “Cha cha! Ông GS.TSKH kinh tế này nói gì về nước Văn Lang đây? Cả mục xoẳn 20 dòng! “Quý hồ tinh” chăng? Vâng, để mời một học sinh phổ thông kiểm chứng giúp xem cái gì là phổ thông, cái gì là trên phổ thông, như thế có lẽ sẽ được khách quan hơn.

Mục 2 Tài sản trí tuệ. Cha cha! Thật tân kỳ, cũng khoảng hơn 20 dòng, nói mung lung những là “sức mạnh dân tộc bắt nguồn từ sự giáo dục trong nhà trường, từ gia đình đến xã hội…”, v.v… Hấp dẫn qúa, không khéo từ thời nước Văn Lang đã có nhà trường cũng chưa biết chừng !

Mục 3: Tiếng nói và chữ viết: “Từ xa xưa tiếng Việt thuộc họ Nam Á…”, có lẽ 20 dòng cũng đủ thấy người ta chẳng cần phải nghiên cứu nghiên cắm gì cho mất công, một anh trình độ phổ thông cũng có thể bàn luận ào ào về ngôn ngữ học tiếng Việt từ ngàn xưa đến nay!

Mục 4: Chữ Nôm : Giáo sư Nguyễn Tài C. xem mục này chắc phải ngất xỉu hoặc cười vỡ bụng (lâm nguy!). Cả mục nửa trang, nhưng 3/4 của nửa đó nói lảm nhảm những Lý Thái Tổ “ra chiếu dời đô …”. Ủa, vị GS.TSKH này nghĩ Chiếu dời đô viết bằng chữ Nôm chăng?! Tiếp đó nói Lý Thái Tông ban hành bộ Hình thư, rồi lại chính sách “ngụ binh ư nông”, hay là tất cả các sách vở ấy đều viết bằng chữ Nôm? Phát hiện động trời đấy chứ?

Phải lướt nhanh: mục 5: Văn Miếu QTG -trường đại học đầu tiên: một bức ảnh+vài ba dòng. Mục 6: Nho giáo: Chui cha! Ông TS kinh tế này cũng tổng kết về Nho giáo, thì Nho giáo hay chính ông GS.TSKH ra sao không nói cũng biết rồi! Kế đến, vừa trích vừa bình lổn nhổn, tác giả cố đưa vào các bài Nam quốc sơn hà Nam đế cư(coi là Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất), Bình Ngô đại cáo (coi là Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai). Giữa đó chêm vào mục 7: Hịch  tướng sĩ -Bài ca xung trận, đại thắng quân Nguyên. Đang nói về chiến thắng quân sự, ngoằng vào giáo dục: “Đời Trần rất chăm lo chế độ chế độ thi cử quy củ….”. Hết biết tư duy logic của ông GS.TSKH như thế nào?

Bên trên chỉ là nhân tiện điểm qua thôi, đến số 10 có mục Tiến sĩ nho học mới chính là mục mà tôi quan tâm.

Đối với cuốn sách của ông H, mục 10 này chiếm đến hơn 90% của phần I (350/386 tr.), và hơn 60% của cả quyển sách (350/588 tr). Không phải là sự khái quát đặc điểm quá trình hình thành hay so sánh xuyên thời đại xuyên quốc gia gì cả, mà là bản liệt kê lý lịch trích ngang của các Tiến sĩ Nho học từ thời Lý đến thời Nguyễn.

Không bàn việc mục này trương phình lên như vậy có phù hợp với cuốn sách có tên như trên hay không, tôi chỉ biết mặt tôi bỗng “đỏ bừng” lên như một anh chàng nốc quá mấy vại bia! Bởi vì, chẳng khác gì một người mẹ đến một nơi xa xôi, bất ngờ thấy một người lạ đang bế ẵm đứa con của mình! Thế là người mẹ chẳng cần phải lấy mẫu xét nghiệm dấu vân tay hay ADN gì nữa, chỉ dụi mắt vài lần cho khỏi nhầm rồi khẳng định ngay. Tâm thần tôi khi ấy trở lại bình tĩnh, sắc mặt không đỏ bừng nữa mà trên môi hình như nhẹ nở một nụ cười (cái cười tự nhiên khi ta nhận ra mình đã biết rõ sự thật).

Một luồng điện chạy nhanh trong đầu, tôi đã quyết định xong. Tôi ở vào một tình thế khó xử, từ vai chủ nhà muốn cho khách đẹp ý, đến vai bà mẹ thấy con mình chẳng lẽ không dám nhận con? Ông H 65 rồi, có phải trẻ người non dạ gì nữa đâu? Ông ấy từng làm Hiệu trưởng một trường đại học đông mấy vạn SV,NCS chứ có phải ở nhà quê mới ra nên không hiểu chuyện bản quyền sách vở ra sao đâu. Hơn nữa ông là đảng viên cao tuổi Đảng (47 năm) trình độ giác ngộ hẳn phải rất cao: Sách tái bản năm 2009, chẳng lẽ ông H không biết ĐCSVN có cuộc vận động ” Học tập và làm theo gương Bác Hồ” hay sao? Cuốn sách của chúng tôi bị sao chép như thế thì thị trường cũng giảm yêu cầu đi, nhưng trực diện nói ra hay không nói ra với ông H việc này, tôi tuyệt đối không phải vì tiếc mất mấy đồng nhuận bút, mà vấn đề là ở chỗ có thể chấp nhận chuyện đạo văn trắng trợn như thế hay không? Không chỉ chuyện đạo văn, đây còn là chuyện đạo đức nữa. Thật không muốn tin rằng trước cả ngàn cả vạn SV, NCS, những lời lẽ hô hào giáo dục của GS. TSKH Nguyễn Đình H là giả dối! Nghe nói nền giáo dục nước ta gần đây có giảm sút, nghĩ là yếu đi chút đỉnh, có đâu đến mức trầm kha, căn bệnh đã vào đến cao hoang như thế? !

Tôi gấp cuốn sách đặt xuống bàn, lấy lại tư thế cho thoải mái để khỏi nổi nóng, rồi hắng giọng nói với GS.TSKH Nguyễn Đình H. :

-Mời anh xơi nước đi!…. Nhưng mà…, anh H ạ, cuốn sách của anh có vấn đề…

Tôi mở sách, giở qua mấy mục đầu:nước Văn Lang, chữ Nôm, Nho học v.v..mà nói:

-Anh viết mấy cái mục ấy để làm gì nhỉ? …Mà anh thì biết gì về chữ Nôm mà trong một đại tác như vậy cả gan dám viết cả mục về chữ Nôm?…

Ông H cười tiếp lời:

-Ấy, tôi thì làm sao biết chữ Nôm bằng các anh!

-Tất nhiên rồi, nhưng tôi không muốn nói anh có biết chữ Nôm hay không, nếu anh mưốn thì học vài tháng cũng đọc được một ít .Nhưng người ta nói: Biết 10 viết ra chưa đến 1, đằng này anh lại tự trương phình lên như thế, thiên hạ người ta cười cho!

Ngừng một lát, tôi nói tiếp:

-Còn phần trích ngang tiểu sử các Tiến sĩ  (vừa nói tôi vừa nhón cả chỗ dày 350 trang lên) thì anh chép nguyên xi trong cuốn Các nhà khoa bảng VN do tôi Chủ biên và cùng biên soạn với mấy bạn đồng nghiêp. Đó là hành vi xâm phạm bản quyền rất nghiêm trọng. Anh có nhận đúng thế không?

UpAnh.GiaiTriVip.Com - Free Upload Images, Hệ Thống Lưu Trữ, Chia Sẻ File Trực Tuyến

GS.TSKH nói:

-Nhưng tôi sắp xếp theo các địa phương!

Tôi xua tay cười nhẹ :

-Anh đừng nói cái chuyện chia xếp ấy với tôi, tôi hơi bị thành thạo việc soạn thảo văn bản vi tính đấy! Mất vài tiếng đồng hồ, anh muốn chia xếp kiểu gì tôi cũng chiều anh luôn! – Đến đoạn này tôi nhẹ nhàng đứng dậy (cổ tránh để khỏi đập bàn, xô ghế) mà nói:

-Anh H ạ, soạn cuốn Các nhà khoa bảng VN này, nếu chúng tôi cứ để y nguyên như trong sách đăng khoa lục mà dịch  ra, thực chất là phiên âm, thì chẳng mất mấy công mà dễ, các cháu Trung cấp Hán Nôm cũng làm được.Cái khó nhất của một cuốn sách tiểu sử các nhà khoa bảng VN là ở việc quy đổi địa danh quê quán của ngót 3000 Tiến sĩ. Ở ta, cho đến nay chưa có một cuốn từ điển địa danh nào tra cứu được địa danh xưa – nay đến đơn vị xã thôn. Chủ trương từ đầu của chúng tôi khi làm cuốn sách này là phải cố gắng tối đa để thực hiện việc quy đổi này. Không chỉ tra tìm từ nguồn thư tịch cũ mới mênh mông, chúng tôi còn phải hàng tháng trời bò toài ra sàn nhà để dò tìm trên từng tấm của kho bản đồ chất cao mấy mét quýp của Viện Hán Nôm để có thể xác định địa danh quê quán hiện nay của các Tiến sĩ. Trước chúng tôi, chưa có bản soạn, bản dịch sách đăng khoa lục nào làm được. Vì vậy, chỉ giở cuốn sách của anh, xem lứot qua vài trang đầu, mấy trang giữa và cuối là tôi biết ngay cả phần 350 trang này anh đã chép nguyên xi trong cuốn Các nhà khoa bảng Việt Nam (1075-1919) do tôi Chủ biên và biên soạn chính (*) . 350 trang ấy là mồ hôi công sức của bản thân tôi và của các bạn đồng nghiệp cộng tác với tôi trong nhóm biên soạn. Tôi xin nói thẳng với anh như thế mà không lo bị nhầm!

Im lặng một chút, ông H nói:

-“Vâng…Việc này tôi xin nhận sai lầm với bác Ngô Đức Thọ, nhưng…tôi chỉ vì muốn lưu truyền kiến thức cho đời sau..!.”

Đó là câu nói tôi rất chờ đợi ở ông ông H vào lúc này, rất mừng là ông đã chịu tự nói ra! Còn ý đoạn sau thì tôi không quan tâm, không tranh biện nửa câu với ông H ! Dù ông nói thế cũng chả ai tin: xưa nay có anh cầm nhầm nào mà không nói là để lưu truyền đâu ?  Ai làm ra thì người ta tự tìm cách lưu truyền, có đâu phải nhờ người ẵm hộ để đi lưu truyền?  Hình như – không nhớ rõ – tôi có bảo qua ông H:

“… Đời sau cũng chẳng có đời nào người ta nhận cái của lưu truyền như thế đâu!”

Câu chuyện như thế đã đi vào hồi kết. Nhưng tôi hơi lúng túng: bây giờ mà ông H đứng dậy ra về, cầm luôn đại trứ tác VIỆT NAM HƯỚNG TỚI NỀN GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI thì tôi  chẳng có gì để làm minh chứng. Tự đi tìm để có cuốn sách ấy thì có thể cũng tìm được, nhưng phiền lắm, phải mất nhiều  công. Vì thế, việc cầm nhầm đã xác định rồi, nhưng tôi vẫn cầm cuốn sách đến cuối góc phòng vờ giở xem qua xem lại, mục đích là để chạy lên gác lấy cái máy ảnh xuống chụp cái bìa sách và nhiều nhiều các trang bị cầm nhầm. Khốn nổi, lấy được máy ảnh thì máy chưa sạc pin nên không mở ra được! Tôi đành kiên nhẫn cắm sạc pin, một mặt bảo vợ tôi lại ngồi mời ông H uống nước để kéo dài thời gian (như kiểu thủ môn kéo dài thời gian trên sân bóng). Tôi sực nhớ có anh bạn trẻ cùng Viện có hẹn chiều nay đến làm việc với tôi, tôi bèn gọi phôn nhờ anh ta đem theo cái máy ảnh và đến nhà tôi ngay. Thủ môn kéo dài thời gian như vậy được đâu vài chục phút, cũng kịp lúc anh bạn trẻ phóng xe tới. Tôi mừng quýnh chạy ra mở cổng rồi đẩy ngay anh ta lên nhà, chỉ kịp ghé tai nói nhỏ: “Mở máy ngay, chụp liền cho tôi mấy pô cùng với ông khách!”

Anh bạn trẻ lên nhà, lịch sự chào hỏi mọi người rồi thao tác máy chụp ngay – Dẫn trong bài này chính là những bức ảnh do người bạn đó chụp giúp. Hiện trường còn y nguyên!

Bây giờ yên tâm rồi, nhưng tôi vẫn cầm quyển sách đi qua đi lại. Ông H thấy vậy, nói:

-Có cần phải ….

Tôi hiểu ông H muốn nói: có cần viết ra giấy không?. Nếu lúc ấy tôi lấy giấy bút đưa cho ông H thì có được đủ bộ cứ liệu. Nhưng lúc ấy tôi nghĩ: Một ông GSờ – TSKHờ, quyền uy chức vụ kể cũng khá cao, mà phải chịu im re thừa nhận: “…Tôi xin nhận sai lầm với bác Ngô Đức Thọ”, thế đã đủ bi thương, “hoàn cảnh” lắm rồi, chứng cớ như vậy hẳn ông không thể chối cãi gì được nữa, dừng lại cũng tạm đủ, có lẽ không nên buộc ông ấy phải viết ra giấy cho thêm đau lòng! Đó là tâm trạng đích thực của tôi lúc đó, không thêm mắm muối tí nào.

Tiếp đó tôi nghĩ nên hỏi muợn ông cuốn sách ít ngày, nếu ông không cho mượn thì sẽ nhờ anh bạn chụp lấy vài chục trang để “lưu truyền”!. Cũng may, chưa phải hỏi mượn thì ông H đã cầm bút “đề tặng” để biếu tôi cuốn sách, vì thế mà tôi có cuốn “đại trước tác” của ông để “lưu truyền” ngay trong bài này. Tôi thầm nghĩ: mỗi người thường có duyên nợ với một từ gì đó, ông H đích thực là có duyên nợ với hai chữ “lưu truyền”!

Tiễn ông H ra cổng, dặn ông qua dốc rẽ trái để ra đường lớn, tôi cùng ông chia tay.

Tôi khoá cổng quay vào nhà, lòng buồn rười rượi. Bởi vì, người tôi vừa tiễn đây không phải ai non dạ, mà là một vị có chức quyền, học hàm học vị không chỉ khá cao mà là rất cao. Ông  lâm tình thế đáng bi thương hổ thẹn như thế trước hết là vì bệnh háo danh. Đối với trường hợp của ông H thì còn hơn thế: Buổi tối vào mạng tra Google, tôi đọc được cả bản tiểu sử của ông, lại tìm được tài liệu cho biết ông là thành viên đương nhiệm của Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước và đương chức Phó Chủ nhiệm Uỷ ban…của QH! và có thể còn vài ba chức danh đương nhiệm khác nữa. Đời bây giờ đạo đức suy đồi, không ít người có chức có quyền tha hoá biến chất. Quản lý tiền thì tham ô tiền, quản lý tài nguyên thì bán chui tài nguyên, quản lý khoa học thì chiếm đoạt công trình sản phẩm của đồng nghiệp. Mấy vụ giáo trình kinh tế gì đó lình xình ở TP HCM cách nay chưa mấy ngày. Ông H nhận là đồng hương với tôi…, thế mà ông còn quờ tay ẵm thuổng mất hơn 1/3 mồ hôi công sức biên soạn cuốn CNKBVN!  Hàm vị thì ông cao tột rồi, có thêm một cuốn sách ôm ấy thì cũng chẳng còn danh vị gì mà thăng tiến nữa, có chăng là để tỏ rõ cho mọi người biết một giáo sư thứ thiệt phải có nhiều đầu sách, “công trình khoa học” như ông!  Nghĩ chuyện của ông vừa Bi vừa Hài, vậy thì tôi còn phải luyến tiếc gì nữa mà không phanh phui ra trước dư luận hành vi đạo văn trắng trợn của ông H? Hoạ chăng phải cố tìm cách giấu đi để mấy nơi như Chi bộ ĐCSVN phường Đồng Tâm Q.Hai Bà (nơi ông H cư trú), Đảng uỷ cơ quan Viện lập…của UBTV,  và quý vị lãnh đạo ở HĐCDGSNN khỏi biết, ít ra cũng cố giữ “bí mật” cho đến hết đợt hành động “Học tập và Làm theo” doTBT Nông phát động: Lý do là vì để mấy nơi đó biết lại khiến họ đâm ra khó xử!

Về việc PTT họ Phạm cả quyết đánh giá: ” Cuốn sách Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại do Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình H…biên soạn là một tác phẩm công phu, có nhiều tư liệu giá trị và nội dung phong phú.” *(sic!!) Những phần mục nào khác thì không nói, nhưng tôi muốn trân trọng kính nhờ Phạm PTT bớt thì giờ kiểm tra chỗ 350 trang mà GS.TSKH Nguyễn Đình H…”cầm nhầm” – mà đương sự cũng đã xác nhận – ấy có thật đúng là “công phu” không? Nếu đúng là có công phu thì đó là công phu gì? Công phu trong việc đạo văn hay công phu do ông H tự có kiến thức tích luỹ mà rồng bay phượng múa ra được như thế? Vầng nhật nguyệt còn đó sáng soi, chẳng lẽ nào ngài Phạm PTT lại không thấy cho một sự thật tày đình như thế? Vả lại sự việc “sách của GS.TSKH H” nếu được coi là tấm gương để soi thì may ra sẽ bớt đi được chuyện các quan to thoải mái đánh giá đề tựa ào ào về những lĩnh vực chuyên môn mà mình không am hiểu. Không nói khoản 350 tr. “đạo” nữa, hãy lấy một câu ở tr.26 trong mục “10. Tiến sĩ nho học”, ông GS.TSKH đáng kính đĩnh đạc nhả ngọc phun châu để “lưu truyền cho đời sau” như sau:

“...thi Hội để lấy bằng Cử nhân, thi Đình để lấy bằng Tiến sĩ” (Sic!)

uploadanh.com

Bảo vệ sự đúng đắn của những điều mình viết ra là vấn đề danh dự, uy tín của nhà khoa học. Tôi nghĩ GS.TSKH Nguyễn Đình H nên trưng ra các văn bản cứ liệu chứng minh để có thể lập được một Hội đồng khoa học cấp quốc gia thẩm định giúp câu văn gồm 14 chữ của ông mà tôi đã trích nguyên văn, gạch dưới và đặt trong ngoặc kép nêu trên là đúng hay sai?

Dân gian thường gọi những người giỏi giang thông tuệ là  “Giỏi” hoặc “Thông”, những ai hay ấm ớ, nói gì sai nấy thì bảo là…Xin thứ lỗi vì chợt quên biến mất cái chữ rất hay ấy. Nhưng không sao, đợi đến khi có câu trả lời ta sẽ xin ý kiến dân gian cũng không muộn gì.

Chân thành cám ơn quý độc giả và quý vị quan chức đã bớt thì giờ quý báu lướt qua bài viết không có tính truyện ngắn hoặc truyền kỳ tí nào, mà có tính thực lục khá cao (có 04 ảnh kèm) này của tôi.

Để bảo đảm và chịu trách nhiệm về sự thật được nói đến trong bài, đến đây Ngạn Xuyên xin ký họ tên thật như sau:

PGS.TS Hán Nôm học NGÔ ĐỨC THỌ

Nguyên Trưởng phòng Văn bản học

Chuyên viên cao cấp

Viện nghiên cứu Hán Nôm

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

(đã nghỉ hưu)

Địa chỉ liên hệ: số nhà 50 Ngõ 210/41/11 Đội Cấn, Q.Ba Đình, Hà Nội

ĐT: (04)38464397

TB. Tôi cũng muốn nói đôi lời với Nhà xuất bản Giáo Dục: Tôi nghĩ Nxb Giáo dục là cơ quan quan trọng của ngành đào tạo nhân tài cho đất nước. Là người thay mặt cho xã hội thẩm định OTK cho các sản phẩm, chẳng lẽ các bạn không biết chuyên đề Tiến sĩ Việt Nam đã có những sách nào hay sao? Nếu đã biết thì sao vẫn an nhiên để cho người ta rinh bê của gian của lậu vào trong ấn phẩm của Nxb mình như thế? Dư luận xã hội làm sao có thể ca ngợi các bạn là khách quan, tận tâm với chức vụ?. Trong việc biên tập các bạn có trách nhiệm cao, rất nên trong sáng đi đầu trong vấn đề tôn trọng bản quyền tác giả, chứ đừng tiếp tay cho họ, có thế thì mới hết những kẻ đưa những chồng giấy cũ đến để “lưu truyền” theo kiểu như GS.TSKH H đã làm. Nhưng vì bài viết đã dài, xin sẽ quay lại sạu. (NĐT.)

(*) CÁC NHÀ KHOA BẢNG VIỆT NAM (1075-1919). NGÔ ĐỨC THỌ chủ biện. Biên soạn: Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thuý Nga, Nguyễn Hữu Mùi. H.,Nxb văn học, 1993.

-Tái bản có bổ sung chỉnh lý. H.,2006.

http://vn.360plus.yahoo.com/ngoducthohannom/article?mid=26


Read Full Post »

NGUYỄN HOÀNG ĐỨC

VRNs (12.05.2010) – Hà Nội – Nguyễn Hoàng Đức sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nguyên là cán bộ Cục An ninh của Nhà nước Cộng sản Việt Nam, người đã được phân công canh giữ Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận và học ngoại ngữ với ngài trong thời gian ngài bị giam ở Hà Nội. Về sau, anh được Đức Hồng Y cảm hóa và năm 1989, anh bỏ nghề Công an, rồi đi làm cho một Hãng Dầu khí ở Sài Gòn. Chướng tai gai mắt trước cảnh chèn ép trong công ty, anh trở về Hà Nội và khởi sự viết văn và làm báo cho đến nay.


Từ khi gặp Đức Hồng Y anh đã tìm hiểu Công giáo và cầu nguyện và sau đó là đi lễ. Thời gian ở Sài Gòn anh sinh hoạt tôn giáo ở nhà thờ Đức Bà, Tân Định và Kỳ Đồng. Ở Hà Nội anh sinh hoạt tôn giáo tại nhà thờ Phùng Khoang và Thái Hà. Năm 2003, anh được đón nhận bí tích Thánh Tẩy tại Nhà thờ Chính Tòa Hà Nội ngay sau đó anh đã viết bằng tay bài: “CON ĐƯỜNG ĐỨC TIN VÀO NƯỚC CHÚA QUA CÂY CẦU HỒNG Y PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN VĂN THUẬN”- một bài chia sẻ hết sức xúc động mà bản chính hiện nay đã được Bộ Phong Thánh đưa về Roma lưu trong hồ sơ phong chân phúc cho Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận.


————————–


SỰ KIỆN ĐỨC CHA NGÔ QUANG KIỆT CÓ LẠC ĐƯỜNG GIÁO HỘI ?

Nguyễn Hoàng Đức

Thứ sáu, ngày 7/05/2010 một Thánh lễ rất đặc thù, long trọng và rất “cá biệt” đã diễn ra tại Nhà Thờ Lớn Hà Nội, thu hút sự chú ý, quan tâm rất lớn, rất chú mục, rất trọng thị, thậm chí rất lo âu xao xuyến của hàng giám mục Việt Nam, các linh mục cùng các giáo dân.

Thánh lễ gì mà lớn vậy, đặc thù vậy, đến mức tức thì nó vọt qua những tính từ định dành cho nó? Bởi vì đó là thánh lễ Đức cha Ngô Quang Kiệt tiến hành để đón tiếp Đức giám mục Nguyễn Văn Nhơn từ Đà Lạt nổi tiếng là một thung lũng đầy hoa, thật hiền lành về thủ đô không chỉ là trung tâm kinh tế, vằn hóa, mà còn đang trở thành chảo lửa, một vòng xoáy lốc mãnh liệt dữ dội của đức tin thiêng liêng vốn còn đang nóng hổi với những vết thương còn chưa kịp lên da non cùng các biến cố nhuốm cả lệ và máu như vụ đòi đất của Tòa Khâm Sứ, đất của Thái Hà, và đặc biệt hơn là vụ đập phá Thánh Giá, biểu tượng linh thánh cao nhất của Giáo Hội hoàn vũ trên núi xứ Đồng Chiêm… Nhưng dường như đó vẫn chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Tại sao? Bởi vì Hà Nội đang bước vào lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, chủ nghĩa thế tục đang gặp cơn khủng hoảng sâu xa chưa từng thấy, tài chính coi như sụp đổ và tỉ lệ lãi ngân hàng cao nhất thế giới; định chế vay lãi thực tế mấp mé 25% năm, đó là tỉ lệ vay lãi chợ đen, vay lãi kiểu mafia, và nó chỉ còn tồn tại nhờ mệnh lệnh áp đặt hành chính theo kiểu “kinh tế tiếp máu”, thiếu chỗ nào bơm vào chỗ đó. Về chính trị Việt Nam là vụ mót sau cùng những hạt giống trên cánh đồng lý thuyết cộng sản đã xác xơ. Chủ nghĩa cộng sản đã tan rã và sụp đổ từ Đông Âu xuyên thẳng qua bộ tham mưu là Liên Xô pháo đài đỏ tưởng chừng bất khả xâm phạm. Lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản chính là ánh sáng và mục đích của chủ nghĩa xã hội. Ánh sáng và mục đích đó không còn nữa, chính quyền Việt Cộng muốn tồn tại đành cố tình tưởng tượng ra ánh sáng đó, và thực tế họ giống kẻ mù lòa sờ soạng trong đêm tối, thỉnh thoảng lại nhấp nháy bật lên một ngọn đèn pin yếu ớt vì sợ dẫm lên nhau, ngọn đèn đó rất nôm na và nghịch lý, bởi lẽ, đó là ngọn đèn tư tưởng Hồ Chí Minh, một ngọn đèn chưa bao giờ có tính lập hiến, bởi vì như chính ông đã xưng danh là cha, là bác của dân tộc, chứ không phải là quý ngài lãnh tụ quốc gia, điều này cũng đã được các học viện chính trị và ban tuyên huấn cộng sản thừa nhận như một niềm tự hào rất cọc cạch. Tự hào về tư tưởng của một con người không bao giờ định có tư tưởng, và chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng bài học “về tư tưởng Hồ Chí Minh” đã được thay thế bằng “đạo đức Hồ Chí Minh”. Điều đó cũng là hợp lẽ, vì bất kỳ ai muốn có tư tưởng, thì sau tên riêng phải có hậu tố “isme” ghép vào. Nhưng chưa ai đã từng nghe, thấy và đọc tên Hồ Chí Minh kéo theo chiếc rơ-moóc “isme”.

Chủ nghĩa thế tục đang khủng hoảng sâu xa về kinh tế, về chính trị, về cả cơ cấu nhân sự, cũng như con đường vươn tới mục đích. Đúng lúc đó, chủ nghĩa thế tục nhìn thấy Công giáo là nơi để xả lũ, là cái để “đá thúng đụng nia”, cũng là địa chỉ để “giận cá chém thớt”… đó là chiến thuật sơ đẳng, thường trực của tất cả các thế lực chính trị, khi gặp khủng hoảng, họ luôn luôn phải tìm ra đối tượng nào đó để thị uy. Than ôi, một quyền thế độc tài, sẽ làm sao chứng tỏ mình còn tồn tại nếu nó không biểu hiện sức mạnh phi lý của nó? Càng phi lý thì càng mạnh, vì đó là quy tắc vĩnh cửu của luật áp đặt.

Các giám mục, các linh mục, đông đảo giáo dân dồn về Nhà Thờ lớn để muốn dự báo và thể nghiệm sự thất sủng của giáo quyền trước thế quyền sẽ rách ra từ vết nứt thế nào? Và vết nứt đầu tiên đó có tên là Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt. Bên ngoài, thánh lễ ngày 7/5/2010 là thánh lễ nhận Giám mục Nguyễn Văn Nhơn về làm Tổng Giám mục phó, nhưng ai cũng hiểu từ thẳm sâu nguyên tắc, cũng như có các chứng từ chính thức rằng: Đức Cha Ngô Quang Kiệt sẽ thoái vị để êm ái chuyển ngôi cho Đức Cha phó của mình. Một chức phó chỉ là phần đệm mỏng như một long-đen để ngày đó chiếc đinh xoắn sẽ vặn vào ốc để tạo nên chiếc ghế cầm đầu của một giáo triều mới, được đặt ngay giữa trung tâm Hà Nội, bộ não, trái tim của cả nước.

Sự kiện Đức Cha Ngô Quang Kiệt thoái lui, với nhiều người thực chất là sự gục ngã của một anh hùng tay vẫn giương cao ngọn cờ chân lý đức tin, và ngang trái thay ông cũng là một hy tế toàn thiêu bị chính bàn thờ chính tòa của giáo hội được đặt ở Vatican từ chối ! Đau xót thay! Một món quà hiến tế, theo chân Thánh Giá của Đức Jesus lại bị chính bàn thờ của nhà mình từ chối. Tại sao? Trong thời kỳ nước sôi lửa bỏng nhất, Đức Cha Ngô Quang Kiệt đã luôn đi đầu dẫn dắt chiên của mình băng vào giữa thử thách ở ngay Tòa Khâm Sứ, rồi nhà thờ Thái Hà và Thánh giá Đồng Chiêm. Vậy mà vị mục tử đó không được trở thành quà hiến tế lên bàn thờ nhân danh công lý, mà lại trở thành món quà mặc cả giữa chính quyền và giáo quyền. Nguyên nhân chắc chắn và giản dị không thể khác được rằng: Ngài là một chủ chiên từng dẫn dắt đàn chiên đông đảo của mình đã phản tỉnh chính quyền trong các vụ Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Đồng Chiêm, và vì thế Ngài trở thành một địa chỉ để chính quyền bày tỏ sức mạnh vào lúc đã quá lung lay, chính quyền muốn bẩy Ngài đi ! Thế mà họ cũng làm được hơn cả thế, đó là buộc Ngài thoái vị, về hưu. Tất nhiên số phận của ngài không thể nằm ngoài cuộc đàm thoại trao đổi của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với Vatican, khi viếng thăm chính thức Tòa Thánh.

Để xem xét sự việc một cách chính đáng và công lý, chúng ta không thể không bám lấy truyền thống và mục tiêu của Giáo Hội từ xưa đến nay. Khi gần gũi Đức Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận, tôi đã từng được Đức Cha chia sẻ. Phương châm xuyên suốt của Giáo hội Kitô giáo trong suốt lịch sử là: “Mềm mỏng về thái độ, nhưng cứng rắn, thậm chí không bao giờ thay đổi về nguyên tắc”. Giáo Hội đã kiên gan và mãnh liệt đến mức khi hoàng đế Napoleon gặp đón Đức Giáo Hoàng đội vương miện lên đầu, đã nói rằng: Tôi có thể hủy diệt Vatican trong một ngày, thì Đức Giáo Hoàng đã bình tĩnh đáp lại: Ông không làm được đâu, vì chính những giáo sĩ như chúng tôi đã muốn phá và giải tán Giáo Hội cả ngàn năm nay mà không làm được. Tại sao Đức Giáo Hoàng lại có thể bình tĩnh đến như vậy? Chắc hẳn ngài không nghĩ: dù Napoleon có bao nhiêu binh hùng tướng mạnh ở trong tay, nhưng đó chỉ là sức mạnh và vũ khí của thế tục, không cách gì để phá đổ Giáo Hội là ngôi nhà của Chúa, nơi nhân danh thế lực vũ trụ ngự trên các tầng trời.

Nhưng đâu rồi nguyên tắc cứng rắn không thay đổi của Vatican khi áp dụng vào trường hợp của Đức cha Ngô Quang Kiệt? Thay vì phải biểu dương chứng nhân xung kích hy sinh cho Giáo Hội, Vatican đã quay lưng lại phía ngài để chứng tỏ sự ưu ái với cộng sản Việt Nam. Việc làm đó chẳng khác gì “đá chó nhà để nịnh khách phương xa”.

Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận còn nói về phương châm lãnh đạo và hành động xuyên suốt của Vatican cũng như của Giáo Hội là:

Faire faire toujours

Jamais faire tout

Quelque fois laisser faire

Có nghĩa là:

Luôn luôn ra lệnh

Nhưng đừng làm tất cả

Đôi khi hãy kệ cho người ta làm

  • Luôn luôn ra lệnh” vì là cấp trên nếu anh không ra lệnh thì cấp dưới sẽ nghỉ ngơi, lười biếng”.
  • Đừng làm tất cả”, vì không nên bao biện làm thay tất cả các việc của mọi người.
  • Kệ người ta làm”, là nên biết tôn trọng, tin vào người khác, trao cho người khác cơ hội tự do để hoàn thiện công việc của chính mình.

Xét theo phương châm đó, thì Vatican đã không hề thực thi trong trường hợp của Đức tổng Ngô Quang Kiệt. Lẽ ra phải để Giáo hội Việt Nam nhìn người đang dầm mình trong hiện tại dấn thân với xứ sở của mình tham mưu, cố vấn và tự ý hành động theo xu hướng nào có ích nhất, thì Vatican lại mắc bệnh cố hữu là chủ nghĩa độc đoán giáo quyền. Đưa một lệnh thuyên chuyển áp đặt thay thế người lính xung kích của đức tin, một anh hùng dấn thân công lý, một chứng nhân của sự thật Tin mừng bằng một giám mục mới chỉ có nghiệp vụ “ trồng hoa” ở Đà Lạt nơi sơn cùng thủy tận Việt Nam về.

Có nhiều người bàn Vatican không dại khi thế lá bài Ngô Quang Kiệt để đổi lấy cả ván bài ngoại giao với Hà Nội. Vatican không hiểu được bản tính của những người cộng sản tiểu nông Việt Nam. Họ không bao giờ hoan hô Vatican cả, bởi vì dân chân đất mắt toét giống những chiếc kèn lá ngẫu hứng bản năng không bao giờ hiểu được và chào đón bữa tiệc của giàn giao hưởng tâm linh. Hà Nội không bao giờ chào đón Vatican, giống như một anh nhà quê không bao giờ hoan hô một kẻ trưởng giả về làng làm phơi ra những kém cỏi ấu trĩ của mình. Hà Nội còn đang sợ cả những cái ấm ớ như “diễn biến hòa bình” thì làm sao có thể mở tay đón cả đoàn rước mang những tháp chuông nghều nghện, những kinh thánh bọc da, những đoàn thánh ca mang theo cả đàn óoc khổng lồ ngâm nga âm thanh thấu các tầng mây…

Hơn cả thế, Hà Nội với các quan chức thích “ăn cơm tầu” không bao giờ dám qua mặt các đại ca Trung Cộng để bắt tay với Vatican. Việc này đã có rất nhiều tiền lệ. Ngay mới đây, khi Việt Nam tưởng có thể hăm hở bước vào sân WTO, với tất cả các cánh cửa đã mở, nhưng đại ca Trung Quốc liền ngáng chân, để thực hiện rằng: “này tiểu đệ, hãy để đại ca vào WTO trước, còn chú sẽ tính sau”. Rút cục đúng là như vậy.

Cộng sản Việt Nam rất hiểu phương ngôn “Nước xa không cứu được lửa gần”, Trung Cộng vừa là một bể nước ở rất gần, nếu cần có thể nhờ đại ca thò vòi sang dập lửa. Việt Cộng cũng coi Trung Quốc là nồi cơm nguội, khi cần có thể cứu đói. Có rất nhiều quan chức cộng sản đã đi Trung Quốc để nhận các ân huệ vì bộ chính trị Việt Nam đã mở đường từ những năm 60 của thế kỷ trước, hàng năm quyết định cho Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Trung Quốc nghỉ mát vô thời hạn, theo dấu chân đó rất nhiều quan chức Việt Cộng cũng được hít sái “ăn cơm nắm, nằm gậm giường nữa”. Vì thế cộng sản Việt Nam không bao giờ dám đánh đổi nồi cơm nguội Trung Quốc để vượt mặt đàn anh mở nền ngoại giao chính thức trước với Vatican.

Cộng sản Việt Nam cũng nổi tiếng với các chiến thuật lâm thời ngắn hạn để xoay xở tồn tại trước mắt. Bằng chứng là sau  gần một thế kỷ chính quyền vẫn không có Nhà Quốc Hội mà chỉ có hội trường giống các cơ quan, người lên phát biểu, người ở dưới vỗ tay. Vì thế lá bài Ngô Quang Kiệt chỉ là một giải pháp tình huống tạm thời, cho kết quả chóng vánh và qua chuyện, sau đó với bạn tình cố hữu của mình và hoàn cảnh bị đàn anh Trung Quốc khuất phục, Việt Cộng còn lâu mới thò bàn tay cho Vatican?

Chúng ta sẽ đợi xem, dù sao thì Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã và đang trở thành phép thử để chúng ta nhìn thấy cuộc đến giữa thế quyền và giáo quyền. Keo một, thế quyền đã thắng. Keo hai, rồi sau đó giáo quyền sẽ được gì khi chính mình đã từ bỏ nguyên tắc xuyên suốt bấy lâu?

Tòa Giám mục Xã Đoài

11/5/2010

Nguyễn Hoàng Đức


Nguồn: DCCTVN.NET

Read Full Post »

Tuesday, 11 May 2010 15:26 Hồ Học – Trần Trung Luận

Lẽ thường những ngày ấy, ông sẽ gửi lời chào, hoặc đi thăm các Giám mục, những “chiến hữu” cùng đồng sức đồng lòng với ông trong quá trình phục vụ dân Chúa, thăm các giáo dân, những người anh em đạo hữu, những ân nhân trong và ngoài đạo, cảm ơn họ vì đã có nhiều đóng góp, sẻ chia cho sự nghiệp, cho những giá trị mà ông và giáo dân đã dấn thân, động viên mọi người với “tinh thần Ngô Quang Kiệt” tiếp tục cuộc khổ nạn cho tới chung cuộc. 

Nhưng sự thế  oái ăm… và nghiệt ngã.



Ngày giờ của Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt thực đã đếm được rồi!  

Lẽ thường người ta dùng những ngày giờ ấy để chia tay, để tôn vinh những giá trị tinh thần lớn lao mà suốt mấy năm “thương khó” với vị trí là Tổng Giám mục, ông đã cùng giáo dân trongTổng Giáo phận can đảm và kiên vững để xây thành. Xung quanh ông sẽ là hoa, là là vòng nguyệt quế, là nụ cười là tiếng hát, tiễn ông bước lên những nấc thang mới trên con đường tận hiến thiêng liêng. 

Lẽ thường những ngày ấy đàn chiên sẽ tập trung quanh ông, tri ân, tụng ca công đức ông, bởi chính ông đã chỉ  lối, dẫn dắt, cùng đồng cam cộng khổ với họ, vượt qua bao “sự dữ” thế gian, bởi chính ông đã truyền vào tâm hồn họ, để mỗi người còn mang trong mình một “Tinh thần Ngô Quang Kiệt” mai này vững bước trên con đường đi tìm “Công lý, Sự thật”.

Lẽ thường những ngày ấy ông sẽ gửi lời chào, hoặc đi thăm các Giám mục, những “chiến hữu” cùng đồng sức đồng lòng với ông trong quá trình phục vụ dân Chúa, thăm các giáo dân, những người anh em đạo hữu, những ân nhân trong và ngoài đạo, cảm ơn họ vì đã có nhiều đóng góp, sẻ chia cho sự nghiệp, cho những giá trị mà ông và giáo dân đã dấn thân, động viên mọi người với “tinh thần Ngô Quang Kiệt” tiếp tục cuộc khổ nạn cho tới chung cuộc. 

Nhưng sự thế oái ăm… và nghiệt ngã. 

Sau bao nhiêu tháng ngày chịu đựng búa rìu dư luận, đòn dữ thế gian kể từ sự kiện “Toà Khâm sứ”… cho đến khi Thánh giá Đồng Chiêm bị đập nát… để rồi sang Vatican dưỡng bệnh, tưởng sẽ “một đi không trở lại”. Những người kính trọng ông, yêu mến ông cũng đành lòng vậy, thôi thì… âu cũng là… bớt cho ông gánh nặng, cho ông được nghỉ ngơi sau những gắng công thánh hiến quá sức lực một con người. 

Thế nhưng sự thế lại quá oái oăm, nghiệt ngã. 

Ở Vatican chưa đầy tháng ông lại lật đật trở về chỉ để đón người kế vị mình, khi tất cả vẫn đang dở dang, công lý chưa được thực thi, sự thật thì chỉ là một nửa, tài sản thiêng liêng của giáo hội vẫn là mồi ngon của tập đoàn “tư bản đỏ”… nỗi niềm của giáo dân đang trào dâng như sóng cồn thét đòi “công lý sự thật”, khát cần một “chủ chăn đích thực”… và tiếng gọi của dân tộc, của đất nước trong cơn nguy biến đã hiện hình, và cả Giáo hội với nhiều dấu hiệu của phân chia chưa  thể hợp nhất…  

Và  sự thế oái ăm và nghiệt ngã. 


Định là sẽ làm một lễ nhỏ để chia tay với thân hữu đồng đạo, lại phải gạt đi vì trùng với ngày chia tay vị phó kế vị mình ở tít tân phương xa, phải làm cho tròn cái trách nhiệm đón đưa, lót ổ trước đã, việc của mình không cần thiết, tính sau, ấy là cái tư chất cao đẹp của một Ki-tô hữu, của một chính nhân cao đạo, quân tử vậy. 

Và rồi “Thánh Lễ Tạ Ơn Chào Đón Đức Tổng Giám Mục Phó” diễn ra theo cách nào cũng đau lòng, cũng chua chát, cũng ngoài tầm kiểm soát bởi lúc này đây ông chỉ còn là con tem, một vai diễn phụ bất đắc dĩ, cố  cho xong vai dù không thể biết bao giờ vở diễn này kết thúc khi thế lực vô thần quỷ quyệt đã xâm nhập vào vào tận nơi thâm nghiêm cao trọng nhất của Giáo hội. Ngoài kia đàn chiên thổn thức kêu đòi sự thật, ở trong này ông cất giọng ủi an “Đức cha Phó sẽ không chỉ đồng cảm mà ngài sẽ đồng sinh, đồng tử với Tổng Giáo phận Hà Nội”. Ông biết trước cửa Thiên Đường thì Giáo Dân hay Giáo Hoàng cũng đồng cân đồng lạng, cũng cùng một phán xét, một bài sát hạch em ngươi đâu?” ông hiểu và cảm thông với nỗi niềm thất vọng, cay đắng  của đàn chiên.

Tất cả chỉ  làm đau xé tâm can, khó xử thêm cho lương tâm thánh thiện của người mục tử. Ông đi giữa đàn chiên thân thuộc mà lòng nặng như chì, trái tim co thắt, cây gậy vẫn trên tay, áo mũ vẫn đây mà sao không thể đưa tay chúc phúc, không thể mỉm cười chia sẻ…

Thôi thôi đất trả cho vua

chùa trả  cho sãi

bao nhiêu nhân ngãi

anh gửi lại cho nàng

cá  lui về sông vịnh

chim ngược ngàn kiếm đôi”… 

Không! dứt khoát không! không phải thế! Ông phải đi để tôn vinh, để bảo đảm uy trọng của Đức Thánh Cha, để “Đạo sống Giáo hội còn” bởi đức “vâng lời” là là “xương sống“ của Giáo hội, là lời nguyện thề thiêng liêng khi ông quyết định thánh hiến cả đời mình theo “ơn gọi” của Thiên Chúa. 

Một “nhân cách”… một “tầm vóc Nguyễn Chí Linh” đã hé rạng như một bù đắp, một khoả lấp, một gây tê tạm thời cho nỗi đau chung của cả Giáo hội, người ta cảm thấy đã có chút “bình yên” và “hy vọng” …”tinh thần Ngô Quang Kiệt” sẽ là bất diệt… Nhưng còn ông, sẽ đi đâu, làm gì vào tuổi sung mãn nhất của đời thánh hiến thiêng liêng? 
Giáo Hội còn đây! Thiên Chúa hằng ở cho đến ngày tận thế! Ông sẽ là giáo dân Ngô quang Kiệt với cuộc lưu đày dai dẳng trên quê hương 

Hồ Học – Trần Trung Luận

Nữ Vương Công Lý

Read Full Post »

Nguyễn ngọc Tư

Trên một ngọn núi cao lêu đêu đứng khều mây, có ông thầy. Lần đầu tới chơi, thầy kêu bỏ mấy cục đá xuống cho rảnh tay múc giùm ta gàu nước. Bạn cãi ủa con có cầm đá gì đâu. Thầy cười, khi nãy con định ném đá cho bể đầu ông xe ôm dưới chân núi mà.

Tại thằng cha đó lấy tiền công mắc quá, mới chạng vạng mà tính giá gấp đôi lúc ban ngày, bạn ngoay cái miệng phân trần. Thầy lại cười, mấy chục ngàn đó cũng còn rẻ, vì chở con là chở theo một đống đá, nặng lắm chớ đâu phải chơi.

Giọng thầy không có chút cà rỡn nào, làm bạn ngờ ngợ ngờ ngợ ngờ ngợ miết. Không nén được, bạn xòe tay ra coi và thật kỳ lạ, bạn thấy trên tay mình thiệt tình là có đá. Thiệt tình là bạn đang lăm le chực chờ ném vào người khác, giống hệt cái cách người đời hăng hái ném nhau.

Bạn về nhà rồi, chuyện mấy cục đá cũng lẽo đẽo theo về, đeo bám dai dẳng. Đôi khi bạn bĩu môi lườm nguýt ai đó, mắng xiên chửi xéo ai đó… mà thấy rõ ràng là mình vừa ném đá vào người ta. Đôi khi viết một đoạn chữ mà thấy lổn nhổn nặng nề như đá. Đôi khi chỉ nói nửa câu mà thấy người nọ rúm ró vì đau. Ném đi rồi thấy sướng phút đó, hể hả phút đó nhưng dường như người không nhẹ bớt, vì cục đá thiên hạ ném trả bạn nhặt lấy mang theo bên mình, rình chờ cơ hội chọi lại.

Những hòn đá đó không bao giờ rơi xuống đất, bởi không người này cất thì người kia cũng cầm. Vì nó mà mình đau nhưng người ta vẫn giữ gìn để tiếp tục làm đau người khác, hòn đá được ném đi ném lại trong một hành trình sát thương không ngơi nghỉ. Sách nói vậy. Sau này, bạn nghiền ngẫm sách thiền các loại, bạn nghiên cứu kinh Phật, Kinh thánh, kinh Coran…

Bạn cố không lẫn lộn giữa chê bai và lăng mạ, giữa phê bình và đạp đổ, giữa gièm pha và hạ nhục… để nếu có ném đi thì chỉ là những hòn đá con con. Thấy chưa ăn thua, bạn hay lên núi nói chuyện với ông thầy học cách làm sao bỏ đá khỏi tay. Ông thầy cười nói phải có cách nào thì ta đâu có bỏ chạy lên đây, ở một chỗ chỉ có mây và vài nhà hàng xóm. Ít người lại qua, ít va chạm, ít thị phi thì đỡ phải ném đá nhau…

Nhưng bạn ở một chỗ nào? Chỗ mà sáng sớm dừng ở đèn đỏ có kẻ chạy xe lấn đường xước cả tay bạn. Chỗ mà sáng sớm phát hiện ra chị kia thản nhiên cân thiếu. Chỗ mà sáng sớm anh cảnh sát giao thông ngoắc bạn lại kiếm tiền lót tay. Chỗ mà sáng sớm mở trang báo thấy bao nhiêu chuyện nát lòng: chó người giàu cắn chết người nghèo, mẹ ngược đãi con, chồng giày vò vợ…

Chưa hết, biển thông tin đưa bạn tới gần những sự thật, ở đâu đó người ta đào bới tận diệt thiên nhiên. Ở đâu đó có những đứa trẻ bị đẩy ra đường phơi mưa nắng kiếm tiền khi vẫn còn ẵm ngửa. Ở đâu đó có những người phụ nữ bị bán mua rẻ mạt…

Bạn nghe lửa bốc lên đầu, giận đầy ứ họng. Căm. Uất. Ngột ngạt. Nghe đá ở đâu bỗng chất oằn cả người, kẻ thủ ác mà đứng trước mặt bạn dám ném cho họ chết lắm. Nhưng đó là “ở đâu đó…”, giờ chuyện xảy ra ngay ở quê hương bạn, cách chỗ bạn chỉ hai mươi cây số. Nghe đâu, coi bản tin thấy hai vợ chồng trẻ người mà tàn ác man rợ, nhục hình tra tấn thằng nhỏ làm công mà tỉnh bơ như thở, như ăn, có một bà già quê đập bể tivi rồi xách dầm xuống xuồng bơi đi “đi đánh hai đứa ác ôn đó coi tụi nó biết đau không?”.

Như thể hết cách rồi, đá phải được đáp trả bằng đá. Bạn giận mình sao không được như bà già đó. Những cuốn sách về nghệ thuật buông bỏ, hạn chế sân hận trải rộng tình thương… đã trở nên vô nghĩa.

Không thể buông bỏ ở cái thời thế còn ngổn ngang này. Đến cha mẹ mà tàn tệ với con, không phải loạn thì là cái gì. Ông thầy trên núi gọi điện thoại xuống, nói ông coi tivi rồi. Lặng đi giây lát, ông nói “ta thấy sợ…”. Ông thầy sợ vì tôn giáo mà ông đeo đuổi làm sao cứu rỗi được người đã đánh mất chất người. Còn bạn sợ vì luật pháp làm sao cải tạo, thay đổi được người mà không phải người. Sách nói không có gì là rác hết, bạn đã từng tin vậy nhưng giờ chê sách xạo, thiệt tình.

Tội ác biết đâu nảy sinh từ những cú ném đá lặt vặt nhỏ nhít mà người ta không nhận ra. Cho đến một ngày…

NGUYỄN NGỌC TƯ

Read Full Post »

Older Posts »